1. Giao diện Metro UI

Sự thay đổi đáng chú ý nhất là người dùng sẽ có một giao diện hoàn toàn mới. Không giống như giao diện ở các phiên bản trước, thay vì có một hình nền, nhiều shortcut, một bảng điều khiển trong nút Start, Windows 8 mang đến cho người dùng một giao diện theo phong cách giống như các dòng điện thoại thông minh hiện nay, có tên là Metro UI. Có lẻ nguồn cảm hứng để tạo nên giao diện này được xuất hiện từ Windows Mobile.

 

Với phiên bản lần này, Microsoft đã cố gắng tạo ra một cái nhìn tổng quát nhất và cảm thấy toàn diện nhất về các sản phẩm của Microsoft, nó không chỉ là hệ điều hành dành cho máy tính mà còn đáp ứng cho cả các thiết bị di động. Với phương châm phong cách và đơn giản, giao diện Metro sẽ giúp cho người dùng phổ thông nhanh chóng làm quen với hệ điều hành mới.

2. Định dạng đĩa cứng mới cho máy chủ

   
Chúng ta đã quen với hai định dạng NTFS, FAT biết được ưu điểm và nhược điểm của chúng. Cùng với Windows 8, Microsoft cũng phát hành Windows 8 Server với hệ thống định dạng tập tin hoàn toàn mới mang tên ReFS (Resilient File System), mà trước đây nó có tên mã là Protogon, định dạng này bổ sung cho những hạn chế của hệ thống tập tin NTFS đã lỗi thời.
 
 
 

 

Một trong những tính năng thú vị của ReFS là nó có thể làm việc trên một không gian tổng hợp, từ các máy cá nhân nhỏ nhất đến các trung tâm dữ liệu lớn nhất, hỗ trợ tên tập tin và đường dẫn tập tin với số kí tự lên đến 32000, có thể lưu trữ tập tin có dung lượng đến 16 triệu TB. Đây là một tính năng được đánh giá cao trong Linuxvì nó có nhiều điểm tương đồng với ZFS (Z File System) và Btrfs (B-tree file system) của Linux, và kết hợp với kỹ thuật LVM (Logical Volume Manager) sẽ giúp cho Microsoft kỳ vọng nhiều hơn vào thị trường máy chủ Linux. Cũng giới thiệu thêm, LVM là một phương pháp cho phép ấn định không gian đĩa cứng thành những Logical Volume khiến cho việc thay đổi kích thước trở lên dễ dàng.

3. Hỗ trợ phần cứng

Một trong những điều được mong đợi ở Windows 8 là việc hỗ trợ phần cứng được cải thiện. Điều này không có gì khác lạ vì ở mỗi phiên bản mới của Windows đều yêu cầu phần cứng tốt hơn (loại bỏ một số phần cứng được xem là “cổ đại” ra không danh sách hỗ trợ). Nhưng ở Windows 8 có sự “tái sử dụng” phần cứng nhằm phát huy hiệu quả làm việc của bộ xử lý đa lõi. Điều này được chứng tỏ qua dòng xử lý Bulldozer của AMD, bộ xử lý này hỗ trợ rất tốt cho Windows 7 và theo nguồn tin từ internet nó được cải tiến để chờ sự xuất hiện của Windows 8.
 
 

 

4. Hỗ trợ nền tảng ARM

 
Đây là lý do cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém, Windows 8 sẽ không sử dụng tài nguyên nhiều như Windows Vista mà mức sử dụng của nó chỉ có thể so sánh với Windows XP. Trên thực tế, yêu cầu phần cứng của Windows 8 gần giống như Windows 7. Tuy nhiên, Microsoft đang cố gắng nổ lực để Windows 8 có thể hoạt động trên các thiết bị di động như máy tính bảng và netbook. Thể hiện là hãng đang tập trung vào ứng dụng tiêu thụ ít năng lượng cho máy tính chạy chip ARM. Windows 8 cũng sẽ được phát hành dành cho các bộ xử lý x86 truyền thống (có thể là Intel và AMD) cũng như các bộ xử lý ARM. Windows 8 cần có khả năng quản lý tài nguyên hiệu quả trên các bộ xử lý ARM và từ đó người dùng x86 sẽ được hưởng lợi từ việc này.

Tóm lại, Windows 8 đang sẵn sàng để mở một thị trường tiêu thụ rộng lớn, và nó có vượt qua được thị trường của Windows 7 hiện nay hay không? Đây vẫn là một câu hỏi và chưa có câu trả lời cho đến khi phiên bản chính thức của Windows 8 được phát hành.